OnyxCypher Mật mã kháng lượng tử

Trong buổi hồng hoang của văn minh, chúng ta vẫn đạt được những bước phát triển to lớn về khoa học công nghệ, mặc dù chưa từng có ai biết được thời gian thực sự là gì, năng lượng thực sự là gì, chỉ biết cách đo đếm các đại lượng đó, và ứng dụng vào trong công nghệ với các tính năng hữu ích hàng ngày. Thông tin là gì? Cũng chưa có ai biết cả.

OnyxCypher - Tỉnh thức

Trong buổi hồng hoang của văn minh, chúng ta vẫn đạt được những bước phát triển to lớn về khoa học công nghệ, mặc dù chưa từng có ai biết được thời gian thực sự là gì, năng lượng thực sự là gì, chỉ biết cách đo đếm các đại lượng đó, và ứng dụng vào trong công nghệ với các tính năng hữu ích hàng ngày.

Thông tin là gì? Cũng chưa có ai biết cả.

Nhưng, xuyên suốt lịch sử loài người là các cuộc chiến tranh giành quyền lực. Các danh tướng gây dựng nên đế chế hùng mạnh: Alexander the Great, Ceasar, Genghis Khan, Saladin… đều chiếm ưu thế để chiến thắng dựa trên các yêu tố:

🔸 Công nghệ Hậu cần tốt hơn đối thủ

🔹 Công nghệ Thông tin tốt hơn đối thủ

🔸 Công nghệ Vũ khí tốt hơn đối thủ

👉 Bảo mật thông tin, mật mã, là một phần rất quan trọng của công nghệ thông tin

Shannon, người đầu tiên có thể đo lường thông tin, được biết đến là "cha đẻ của lý thuyết thông tin" [2], cũng là người đã đóng góp rất nhiều trong việc phá mã trong chiến tranh thế giới thứ 2; đã phân biệt và đo lường thông tin bằng đại lượng Entropy thông tin: Entropy thông tin cao tức là có nhiều thông tin, Entropy thông tin thấp tức là có nhiều ngẫu nhiên;

Tuy thế thông tin chỉ là một trình tự cụ thể của ngẫu nhiên, giả định rằng không biết trình tự, thông tin cao lúc này biểu hiện không khác gì ngẫu nhiên;

OnyxCypher được phát minh ra trong một khoảnh khắc tỉnh thức như vậy, hóa ra, trình tự chỉ là một trường hợp của ngẫu nhiên;

dựa trên một đặc tính của tín hiệu Video, Entropy thông tin rất cao, cao nhất trong các loại dữ liệu; OnyxCypher có Onx - trộn lỗn lận thông tin với ngẫu nhiên vào ngẫu nhiên theo một cách cũng ngẫu nhiên, mà sau đó, dữ liệu trở nên bảo mật hơn bao giờ hết;

Ngay cả máy tính lượng tử cũng không thể dự báo được, bởi mỗi bộ dữ liệu là một ngẫu nhiên không thể dự báo hay tuân theo bất cứ hàm toán học nào. Bảo mật với một hiệu năng sử dụng tài nguyên hệ thống rất cao; hiệu năng cao cũng có thể hiểu là chi phí thấp, hãy xem video so sánh hiệu năng OnyxCypher vs AES trên cùng một hệ thống phần cứng.

OnyxCypher là một trong 4 sáng chế của Onyx trong lĩnh vực mật mã, một mật mã mới với ý tưởng có phần crazy tương đương với AES và Morpheus: ẩn giấu thông tin vào hỗn loạn. Phải chăng OnyxCypher là bất khả bại?


Morpheus

Morpheus, vị thần của những giấc mơ, cũng là người đã đánh thức Neo - người được chọn trong Matrix, cái tên đó lại được đặt cho 1 con chip bảo mật bất khả bại, unhackable [1]; với Churn - bộ trộn ngẫu nhiên hóa sau khi mã hóa, thông tin sau mã hóa một lần nữa biến hình, trở thành như là ngẫu nhiên, thách thức mọi phân tích mọi phương thức tấn công;

để đúc ra chip Morpheus tốn cả năm và nhiều tấn $, sự bất khả bại đã được thực chứng; ít nhất là cho đến nay 500 anh em vẫn chưa tìm ra được cách nào để phá; (ờ chip này của US không phải của Onyx nhà mình nha)

và cái tên Morpheus không phải là ngẫu nhiên được chọn, tỉnh thức hay là một giấc mộng?!


[1] Morpheus, unhackable chip: https://bit.ly/38GJ0cf

[2] Shannon: https://en.wikipedia.org/wiki/Claude_Shannon


[Xem thêm: Seri Mật Mã]

Phần 1: Phá mã Enigma - Alan Turing

Phần 2: Phá mã RSA - Thuật toán lượng tử Shor

Phần 3: AES - Mật mã hậu lượng tử


 

Powered by Onyx Techlab